SANYU

Sanyu, tên thật là Thường Ngọc, sinh năm 1901 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cha của ông, một họa sĩ vẽ tranh động vật chuyên thể hiện hình ảnh ngựa và sư tử, đã dạy ông những kines thức cơ bản về nghệ thuật.

Được anh trai hỗ trợ tài chính, Thường Ngọc theo học Zhao Xi, một nhà thư pháp bậc thầy rất nổi tiếng, và sau đó vào Đại học Thượng Hải. Cuối cùng ông đã hoàn thành khóa đào tạo của mình thông qua một chương trình cử nhân, sau đó ông đến Nhật Bản, Đức và Pháp.

Thường Ngọc chuyển đến Paris vào những năm 1920 và trái với đại đa số những người cùng thời, ông đã không trở về Trung Quốc. Ông đẩy mạnh nghiên cứu cá nhân trong giới hội họa Paris, nơi ông cảm thấy được gợi mở nhiều hơn. Đây là lý do cho sự công nhận muộn màng đối với các tác phẩm của ông ở châu Á.

Thoát khỏi khuôn khổ truyền thống của một khóa đào tạo nghệ thuật chính thức, ông phác họa chân dung của những người thân cận bằng màu dầu và màu nước. Tuy nhiên, đề tài mà ông am hiểu hơn cả vẫn là tranh khỏa thân mà nhờ đó ông được giới thiệu tới Académie de la Grande Chaumière, nơi giảng dạy dựa trên mẫu thực. Chuyên ngành này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và được chấp nhận ở Trung Quốc, sự tự do nghệ thuật ngự trị ở Paris mở ra cho các họa sĩ những triển vọng mới. Các tác phẩm nghệ thuật của ông phát triển rực rỡ trong một loạt các bản phác thảo mà, theo thư pháp truyền thống Trung Hoa, nhấn mạnh “việc sử dụng nét đặc sắc chủ quan để thể hiện diện mạo và tinh thần của đề tài” thay vì chỉ đơn giản là tái tạo hình dạng của nó. Những bức tranh khoả thân đậm chất thư pháp này là trung tâm trong các tác phẩm của ông và là đề tài mà ông nỗ lực sáng tạo không ngừng trong suốt những năm 20-30 của thế kỷ XX. Chính trong thời kỳ này, phong cách của ông đã trở nên mạnh mẽ và đặc biệt hơn, cho phép ông thoát khỏi khuôn khổ bó hẹp của truyền thống Trung Hoa để đưa nghệ thuật của mình đến với cánh cổng hiện đại.

Trong khi một số họa sĩ như Foujita, chăm chỉ nhưng cũng trần tục, lo lắng về việc quảng bá các tác phẩm của họ, thì Thường Ngọc, khiêm tốn hơn, tập trung nhiều hơn vào việc tìm kiếm sự xuất sắc về kỹ thuật và thẩm mỹ, và vào việc ghi lại sự đơn giản của cảm xúc qua các nét vẽ luôn trong trẻo và sáng sủa hơn. Vì thế Thường Ngọc dần bị rơi vào quên lãng.

Nhờ các tác phẩm mới xuất hiện trở lại trên thị trường trong hai mươi năm trở lại đây, tài năng của Thường Ngọc nở rộ trước công chúng ngày nay. Nghệ thuật của ông giờ đây được các nhà phê bình thừa nhận, và được các nhà sưu tập coi là sự tổng hòa vô song của hồn cốt Đông – Tây.

Đặc điểm chuyên môn mà chúng tôi nhận diện cho phép chúng tôi lưu ý đến chất lượng hình ảnh và kỹ thuật cũng như chất lượng gìn giữ tác phẩm trước khi đưa ra ý kiến về giá trị lịch sử và văn hóa của nó. Lời khuyên có thể được đưa ra nhằm thực hiện khía cạnh nghiên cứu và ước tính kỹ lưỡng hơn, để xem tác phẩm có được dự định đem ra bán tại buổi đấu giá hay không.

Bạn có nắm giữ tài liệu lưu trữ hoặc tài liệu bổ sung về các họa sĩ châu Á hoặc muốn nhận ý kiến về một trong những tác phẩm của mình? Hãy liên hệ với chúng tôi

Thêm thông tin bằng cách nhấp vào ảnh

LE PHO
VU CAO DAM
MAI TRUNG THU
TRAN PHUC DUYEN
ALIX AYMÉ
INGUIMBERTY
INGUIMBERTY
LE VAN DE
LUONG XUAN NHI
NGUYEN GIA TRI
NGUYEN PHAN CHANH
LE THI LUU
NGUYEN NAM SON
TRAN VAN CAN
NGUYEN TIEN-CHUNG
LIN FENGMIAN
SANYU
ZAO WOU KI
CHU TEH-CHUN
WANG YAN CHENG
PAN YULIN
FOUJITA
TOSHIMITSU IMAI
RADEN SALEH

Bạn có nắm giữ tài liệu lưu trữ hoặc tài liệu bổ sung về các họa sĩ châu Á hoặc muốn nhận ý kiến về một trong những tác phẩm của mình? Hãy liên hệ với chúng tôi